Thế kỉ 21 Dòng thời gian của lịch sử LGBT ở Việt Nam

Thập niên 2000

  • 2001
    • Trong Nghị định 87/2001/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 6 tháng 12 năm 2001 đến trước 11 tháng 11 năm 2013,[19] kết hôn giữa những người cùng giới tính được xem là vi phạm quy định về cấm kết hôn và bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.[20]
    • Cindy Thái Tài là người đầu tiên ở Việt Nam công khai việc chuyển đổi giới tính.[21][22]
  • 2002Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâmma túy, nhưng Chính phủ chưa có chính sách nào về quan hệ đồng tính.[23]
  • 2004Những cô gái chân dài, phim được cho là đầu tiên của Việt Nam đề cập đến đề tài đồng tính được phát hành.[24]
  • 2005 – Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, lần đầu tiên cá nhân có quyền được xác định lại giới tính, trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Ngoài hai trường hợp này, cá nhân không có quyền yêu cầu xác định lại giới tính.[25]
  • 2006Thái Thịnh được xem là nhạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam công khai là người đồng tính trên báo.[26]
  • 2007Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), tổ chức hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số, được thành lập.[27]
  • 2008
    • Tháng 8 – Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Ngoài ra, thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính bị cấm.[28]
    • Tháng 11Trung tâm Kết nối và Chia sẻ Thông tin (ICS), tổ chức vận động và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT, được thành lập.[29]
  • 2009
    • Tháng 9Chơi vơi, bộ phim được xem là đầu tiên về đề tài đồng tính nữ ở Việt Nam, được phát hành.[30][31]
    • Tháng 11 – Phạm Lê Quỳnh Trâm là người thực hiện phẫu thuật chuyển giới đầu tiên được chính quyền Việt Nam công nhận là phụ nữ vào tháng 11 năm 2009.[32] Sau đó, quyết định xác định lại giới tính của cô bị thu hồi vào cuối tháng 1 năm 2013.[33]

Thập niên 2010

  • 2010 – Sau khi đăng một bức thư của một độc giả 18 tuổi, lần đầu tiên một tờ báo ở Việt Nam đăng một bài viết có tiêu đề "đồng tính là bình thường".[34]
  • 2011 – Hội phụ huynh và người thân của LGBT Việt Nam (PFLAG Vietnam) được thành lập.[35]
  • 2012
    • Tháng 4My Best Gay Friends, bộ hài kịch tình huống đồng tính đầu tiên ở Việt Nam, được công chiếu. Bộ phim đã thu hút được nhiều lượt xem và tạo hiệu ứng trên Internet.[36]
    • Tháng 2–5 – Một cặp đồng tính nữ ở Đầm Dơi, Cà Mau tổ chức đám cưới vào tháng 2 và một cặp đồng tính nam ở Hà Tiên, Kiên Giang tổ chức đám cưới vào tháng 5. Cả hai đám cưới đều bị chính quyền địa phương cản trở, điều này dẫn đến nhiều tranh luận.[37][38]
    • Tháng 5Bộ Tư pháp ra công văn để thu thập ý kiến đánh giá hạn chế của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, trong đó có đề cập đến việc kết hôn và chung sống của những người đồng giới.[39]
    • Tháng 8Sự kiện Pride diễn ra đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3–5 tháng 8, nhằm xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT ở Việt Nam.[40]
  • 2013
    • Tháng 6 – Bộ Tư pháp trình Chính phủ dự luật hủy bỏ việc cấm hôn nhân đồng giới từ luật Hôn nhân và Gia đình và sẽ cho phép các cặp đồng giới chung sống với nhau.[41]
    • Tháng 8Tháng của cộng đồng LGBT diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam, một năm sau sự kiện Pride đầu tiên.[42][43]
    • Tháng 9 – Chính phủ ra Nghị định 110/2013/NĐ-CP hủy bỏ việc phạt hôn nhân đồng giới, thay thế Nghị định 87/2001/NĐ-CP.[44][45]
    • Tháng 10 – Chiến dịch truyền thông xã hội Tôi đồng ý nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người Việt Nam với hôn nhân đồng giới diễn ra lần đầu tiên.[46]
    • Tháng 11 – Nghị định 110/2013/NĐ-CP hủy bỏ việc phạt hôn nhân đồng giới, chính thức có hiệu lực từ ngày 11 tháng 11 năm 2013.[44]
VietPride năm 2014
  • 2014
    • Tháng 7 – Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 được ban hành, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính". Tuy nhiên, luật này vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".[47][48][49]
    • Tháng 9 – Việt Nam cùng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra nghị quyết chống lại việc phân biệt đối xử và bạo lực đối với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới.[50]
    • Tháng 10Lạc giới, được cho là bộ phim Việt Nam đầu tiên đề cập một cách trực diện vào đề tài song tính, được công chiếu.[51]
  • 2015
    • Tháng 1 – Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.[52]
    • Tháng 11
      • Việc chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi.[53]
      • Trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người đồng tính, người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.[54] Quy định này được cho là góp phần bảo đảm cho các đối tượng này tránh khỏi sự kỳ thị của người khác khi bị tạm giam, tạm giữ.[55]
    • Tháng 12 – Miss Beauty 2015 là cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.[56] Bùi Đình Hoài Sa đăng quang cuộc thi và được xem là Hoa hậu chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam.[57]
  • 2016 – Việt Nam bỏ phiếu "thuận" cho Nghị quyết 32/2 của Liên Hiệp Quốc, theo đó bổ nhiệm một Chuyên gia Độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.[58] Phái đoàn Việt Nam nói về lý do bỏ phiếu thuận là từ các thay đổi về chính sách trong nước và quốc tế liên quan đến quyền của người LGBT.[59]
  • 2017
    • Tháng 1 – Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015, trong đó hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.[60]
    • Tháng 11 – Minh Khang (người chuyển giới nam) và Minh Anh (người chuyển giới nữ) là đôi vợ chồng hoán đổi giới tính công khai đầu tiên ở Việt Nam.[61][62]
  • 2018Người ấy là ai là show giải trí trên trình truyền hình đầu tiên có sự tham gia chính thức của các nhân vật từ cộng đồng LGBT.[63] Năm 2018 cũng được ghi nhận là năm mà chủ đề LGBT nở rộ trong các game show, talk show trên mạng xã hội lẫn truyền hình.[64]
  • 2019
    • Tháng 1Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện công đầu tiên có phòng khám riêng cho cộng đồng LGBT.[65]
    • Tháng 6 – Trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2020, phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.[66] Điều này được cho là quy định tiến bộ trong thừa nhận và bảo vệ họ khỏi bạo lực và xâm hại.[67]

Thập niên 2020

  • 2020 – Minh Khang là người chuyển giới nam công khai đầu tiên ở Việt Nam sinh con.[61]
  • 2021Lương Thế Huy là người LGBT công khai đầu tiên tự ứng cử đại biểu Quốc hội.[68][69]
  • 2022
    • Tháng 6Đỗ Nhật Hà là người chuyển giới đầu tiên trở thành thí sinh chính thức của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.[70]
    • Tháng 8 – Bộ Y tế Việt Nam ban hành Công văn 4132/BYT-PC về việc chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới, trong đó "không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh; không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện".[59][71]
    • Tháng 8–12 – Chiến dịch Tôi đồng ý diễn ra lần thứ hai.[72]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dòng thời gian của lịch sử LGBT ở Việt Nam http://www.utopia-asia.com/vietterm.htm http://www2.hu-berlin.de/sexology/IES/vietnam.html http://www.ipsnews.net/africa/interna.asp?idnews=2... http://baodatviet.vn/doi-song/gia-dinh/chinh-thuc-... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120609/sot-voi... http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/sho... http://lapphap.vn:80/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?... http://ics.org.vn/mission http://ics.org.vn/viet-pride-2013-niem-tu-hao-lan-... http://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-viet-chinh-thuc-...